Hãy để trẻ là một phần của giải pháp. Đừng biến trẻ thành vấn đề

 

Theo thống kê, 7.7% trẻ em trên thế giới trong độ tuổi đi học có là trẻ ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) – Hội chứng tăng động giảm chú ý. Đây cũng là con số trung bình của trẻ em Việt Nam. Càng ngày, trẻ có các biểu hiện của ADHD càng ngày càng xuất hiện phổ biến trong các lớp học. Vậy, lý do TẠI SAO và vai trò của giáo viên, phụ huynh cùng người quan sát trẻ, chúng ta PHẢI LÀM GÌ để giúp trẻ?

Hầu hết, chúng ta đều gặp khó khăn trong việc nuôi dạy trẻ ADHD dẫn đến chúng ta đều có những định kiến nhất định về trẻ. Điều này càng khiến trẻ ADHD gặp khó khăn trong việc hòa hợp với cuộc sống xung quanh. Buổi hội thảo “Làm việc với trẻ tăng động theo tinh thần giáo dục Steiner” của cô Barbara đã giải đáp những câu hỏi chúng ta trăn trở không ngừng về trẻ tăng động và xóa bỏ những “cái mác” thường được gắn cho trẻ ADHD như rắc rối, khó bảo, không giao thiệp được,…

Trẻ ADHD khó có thể ngồi yên và có biểu hiện khó chịu vì cá em thường gặp vấn đề về tiêu hóa, bụng không bao giờ yên ổn, không thể ngủ ngon giấc bởi đặc tính cần thường xuyên chuyển động. Khi quan sát trẻ ADHD chúng ta thấy các em dường như không có khả năng tập trung vào bất kì công việc gì, hoặc khả năng tập trung rất thấp và rất mau chán. Nhưng thật ra, trẻ ADHD chú ý đến quá nhiều thứ xung quanh vì đặc điểm tư duy của các em là tập trung vào chi tiết và không quan tâm tới toàn thể. Các em rất muốn kết thân với các bạn khác nhưng đôi khi hành động giúp đỡ của em quá mạnh mẽ, quá nôn nóng thường dẫn đến mọi việc đều không được như ý, và đôi khi nó khiến các bạn bè của các em, ngay cả giáo viên, ba mẹ cũng hiểu lầm.

Bên cạnh việc đào sâu vào các biểu hiện và triệu chứng của trẻ ADHD, cô Barbara phân tích cho chúng ta thấy những điểm mạnh của các em. Và đó là điều mà chúng ta có thể phát huy cho các em như: các em thường sẽ giỏi về thể thao, có thể hoạt động không biết mệt mỏi, suy nghĩ sáng tạo vượt khỏi những ranh giới thông thường và khả năng đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng. Các em thường là những con người rất ấm áp, quan tâm đến người khác, tính cách thú vị, nhiều màu sắc. Tuy nhiên, các em khó phù hợp với môi trường học truyền thống khi luôn phải học bằng cách ngồi yên trong lớp và nghe giáo viên giảng bài. Hãy thử để trẻ ADHD tới những môi trường cho các em nhiều cơ hội “học thông qua trải nghiệm” (như trường trong rừng, trường nông trại, trường Steiner,..); chúng ta sẽ thấy những đứa trẻ này thể hiện một phiên bản hoàn toàn khác với các em trong những lớp học truyền thống.

Dựa trên lý thuyết về sự phát triển của con người, trẻ ADHD bị mất kết nối giữa hệ thống thần kinh phần đầu và hệ vận động phía dưới – vấn đề của cơ thể sức sống. Nhìn lại những trường hợp trẻ ADHD, các bé lúc nào cũng cần chuyển động (kể cả trong lúc ngủ) cũng như thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa, không đủ thời gian nghỉ ngơi, cơ thể sức sống sẽ suy yếu dần. Các biểu hiện tăng động giảm chú ý sẽ tăng dần nếu vấn đề về thể sức sống không được khắc phục. Nhờ biết được vấn đề thật sự nằm ở đâu, chúng ta hiểu được những cách tác động để giúp trẻ ADHD giảm thiểu các biểu hiện tăng động, giảm chú ý. Thể sức sống của các em có thể được nuôi dưỡng bằng cách thay đổi chế độ ăn, ngủ và sinh hoạt có nhịp điệu.

Sau khi phân tích rõ ràng cội nguồn của vấn đề, cô Barbara còn cho các học viên thực tập rất nhiều các bài tập dành cho trẻ ADHD, các bài tập này giúp kết nối được các hoạt động trí óc với tay chân của các con, giúp điều hòa các kích thích tác động đến các em và giúp các em rất nhiều trong việc cải thiện các hành vi khó khăn của mình.

“Hãy để trẻ là một phần của giải pháp, đừng biến trẻ thành vấn đề”. Đó là thông điệp quan trọng nhất trong bài giảng của cô Barbara. Nhiệm vụ của giáo viên là phải nhìn thấy được các thế mạnh và lòng tốt của trẻ. Và chúng ta cũng cần đảm bảo là những trẻ khác trong lớp cũng thấy được những điều đó: lòng tốt, sự quan tâm và sự hữu ích của các bạn. Chúng ta cần xây dựng một môi trường thấu hiểu, bao dung và ôm lấy những em nhỏ có khó khăn như vậy.

Buổi hội thảo đã đem lại rất nhiều kiến thức hữu ích đồng thời truyền cảm hứng mạnh mẽ cho những người đang làm việc với trẻ mỗi ngày.Với những bạn chưa có cơ hội tham dự hội thảo, các bạn có thể đăng ký nghe lại theo link sau:

https://docs.google.com/…/1VUBVb2aIvieDAefV188AsFY…/edit

thanh cherry

Thanh Cherry

Chủ tịch SWAVN

Thạc sĩ Giáo dục Mầm non tại Đại học Western Sydney, Úc

Hơn 40 năm kinh nghiệm trong giáo dục mầm non Steiner – Waldorf.

Từng làm Tổng  điều phối cho Chương trình Đào tạo và Cố vấn chuyên môn Giáo viên Mầm non tại Trung Quốc (WECC), và hiện đang là Cố vấn tổng quát cho WECC

Cố vấn tổng quát cho các khóa đào tạo và cố vấn chuyên môn Giáo viên tại Việt Nam từ năm 2012 đến nay.