Steiner/Waldorf – Nền giáo dục phổ biến khắp thế giới.

Năm 1919, đánh dấu sự thành lập trường Steiner đầu tiên có tên là Waldorf tại nhà máy thuốc lá ở Stuttgart, Đức. Sau đó, các trường Waldorf/Steiner được lan rộng sang các nước châu Âu với khoảng 90 trường được mọc lên trong vòng 20 năm.

Năm 1928 đánh dấu mốc ngôi trường đầu tiên của Mỹ – Rudolf Steiner school được thành lập, từ đó lan tỏa dần sang các nước Bắc Mỹ. Những năm 70 và 80, phòng trào giáo dục này chạm tới Nam Mỹ và Úc. Từ năm 1986, Waldorf/Steiner bắt rễ tại Nam Phi và đâm nhánh ra toàn châu lục này sau đó mới phát triển tiếp sang các nước Châu Á, trong đó có Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… gần đây.

Theo thống kê từ The Waldorf World List được tổng hợp bởi các tổ chức, hiệp hội Steiner/Waldorf trên thế giới trong đó có Friends of Waldorf (Đức), IASWECE (Hiệp hội ), the International Forum of Waldorf/Steiner Education, Pedagogical section thuộc Goetheanum, Thụy Sỹ…, hiện nay có gần 2000 trường mầm non và hơn 1000 trường học các cấp, khoảng 700 trung tâm chăm sóc trẻ và vô vàn các chương trình homeschooling (giáo dục tại gia) theo phương pháp giáo dục Waldorf/Steiner.

Steiner/Waldorf – Nền giáo dục mang đậm bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa

Khác với các nền giáo dục ngày nay tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, nền giáo dục Steiner nhấn mạnh và đặt tầm quan trọng vào ba yếu tố cơ bản của con người: Suy nghĩ, Cảm xúc, và Ý chí, vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, văn hóa và lịch sử như Steiner có phát biểu:

“Các bạn có lẽ đã nhận ra rằng, mặc dù triết lý giáo dục Waldorf/Steiner được khởi lên ở một đất nước nhất định nhưng nó không dùng để quảng bá chủ nghĩa dân tộc mà mang tính toàn cầu ở một nghĩa rộng nhất có thể, bởi nó thể hiện bản chất con người mang tính vũ trụ trong tất cả chúng ta. Chúng ta không muốn giáo dục loài người rằng họ chỉ thuộc về một lớp học nhất định, một quốc gia hay nghề nghiệp nào đó, mà cho họ thấy rằng trong họ có sự quan tâm mang tính nhân văn rộng lớn và chân thành nhất.”   Rudolf Steiner, 17.8.1923, GA 307, p. 245.

Chúng ta có thể là người châu Á, châu Âu, châu Mỹ hay châu Phi, nhưng dù ở đâu chúng ta cũng có chung một bản chất con người. Định hướng giáo dục dựa trên đúng bản chất con người – Human Being là điều quan trọng bậc nhất trong nền giáo dục Steiner/Waldorf, “The right thing in the right time” là phương châm cốt lõi. Bằng việc truyền tải bản chất sâu sắc mà không áp đặt hình thức, nền giáo dục Steiner/Waldorf được ứng dụng hài hòa và làm sâu sắc thêm bản sắc văn hóa của quốc gia. Tính bản địa là một yếu tố quan trọng hình thành nên con người, do đó, không thể tách rời khỏi giáo dục.

Tính cá nhân hóa, địa phương hóa luôn được nhấn mạnh và nhìn thấy rõ nếu bạn đến thăm các trường Steiner ở các nơi khác nhau, mang đậm màu sắc cá tính của trường, của giáo viên đứng lớp, của học sinh, gốc rễ của nền văn hóa địa phương.

Và tính văn hóa địa phương này cũng đồng hành với cộng đồng Waldorf/Steiner trên thế giới . Hàng năm các dự án, hội thảo, hội nghị, các khóa đào tạo giáo viên Waldorf/Steiner các cấp luôn được tổ chức trên khắp thế giới, thường được điều phối bởi các các tổ chức, hiệp hội quốc tế như:

Hiệp hội Giáo dục Mầm non Steiner Waldorf  Quốc tế (IASWECE): https://www.iaswece.org/home/

Diễn đàn Giáo dục Steiner Waldorf Quốc tế (International Forum for Steiner/Waldorf Education)

https://www.waldorf-international.org/en/international-forum/

Cộng đồng Steiner Waldorf Việt Nam (SWAVN)

Giáo dục Steiner được đưa đến Việt Nam gần 20 năm, do bà Thanh Cherry, một người Úc gốc Việt với tình yêu quê hương Việt Nam tha thiết, có hơn 40 năm làm việc trong nền giáo dục này và dành trọn con tim cho nó. Bắt đầu với ba nhóm trẻ mầm non là Diệu Giác (TP. HCM), Thanh Lan (Củ Chi) và Thỏ Trắng (TP. HCM), giáo dục Steiner lan toả, một cách chậm rãi với những nhóm mầm non nhỏ dần được mở ra. Năm 2015, nhóm tiểu học đầu tiên được lập ra có 5 học sinh đánh dấu một bước tiến mới. Hiện tại, khắp Việt Nam, có … nhóm/ trường mầm non và 6 nhóm/ trường tiểu học theo đuổi triết lý giáo dục mang tính nhân văn sâu sắc này.

Năm 2018, Hiệp hội Giáo dục Steiner-Waldorf Việt Nam được thành lập sau thời gian dài thai nghén. Hiệp hội ra đời với mục đích đưa nền giáo dục Steiner ngày một lan toả, xây dựng một cộng đồng lớn mạnh bền vững qua việc kết nối những người cùng chung tâm huyết, kết nối các trường/ nhóm trường, tổ chức khoá đào tạo, hội thảo, dịch và chia sẻ tài liệu…

thanh cherry

Thanh Cherry

Chủ tịch SWAVN

Thạc sĩ Giáo dục Mầm non tại Đại học Western Sydney, Úc

Hơn 40 năm kinh nghiệm trong giáo dục mầm non Steiner – Waldorf.

Từng làm Tổng  điều phối cho Chương trình Đào tạo và Cố vấn chuyên môn Giáo viên Mầm non tại Trung Quốc (WECC), và hiện đang là Cố vấn tổng quát cho WECC

Cố vấn tổng quát cho các khóa đào tạo và cố vấn chuyên môn Giáo viên tại Việt Nam từ năm 2012 đến nay.