BÊN KIA CẦU VỒNG – Nuôi dưỡng trẻ từ sơ sinh đến bảy tuổi

Cuốn sách Bên Kia Cầu Vồng được viết bởi bà Bà Barbara Patterson, một người giáo viên mầm non dày dặn kinh nghiệm và Bà Pamela Bradley, khi ấy là một phụ huynh. Một trong những lý do khiến cuốn sách hấp dẫn bạn đọc là phần hỏi đáp được ghi lại trong cuốn sách. Các câu hỏi đều xuất phát từ những sinh hoạt đời thường của nhiều gia đình và mối quan tâm của phụ huynh. Điều này khiến nhiều độc giả cảm thấy giống như tìm được câu trả lời cho những khúc mắc của chính mình.  ….. [ĐỌC THÊM]

 

 

Thông tin của sách

Tác giả

Barbara Patterson

Năm SX

2021

Giới thiệu về sách

 

Dưới đây là một trích đoạn của cuốn sách.

——

“Câu hỏi từ phụ huynh 

Phụ huynh:

Tôi rất thích nghe về cách ba mẹ cô đã nuôi dạy cô, và tôi không ngạc nhiên khi biết là tuổi thơ của cô thật tuyệt vời và đầy nhịp điệu. Tuy nhiên, tôi sinh ra trong một gia đình có tám người con và mẹ tôi lúc nào cũng vội vã. Cuộc sống của bà thật quay cuồng, lúc nào bà cũng tất tả giặt đồ, vừa đi vừa chạy. Tôi thấy hiện giờ tôi cũng làm hệt như vậy trong cuộc sống của mình. Là một người mẹ, làm cách nào mà tôi có thể mở mang khả năng sống theo nhịp điệu để truyền lại khả năng đó cho con tôi? Dường như tôi không thể làm được điều đó.

Phụ huynh:

Tôi cũng vậy! Tôi cảm thấy rối loạn trong mình, và đôi khi tôi thấy nhu cầu của tôi khác hẳn nhu cầu của con tôi. Chiều chiều, thỉnh thoảng tôi thấy mình cần ra khỏi nhà trong khi các con tôi đúng ra là cần ở trong nhà. Làm thế nào để cân bằng nhu cầu của con và nhu cầu của chính mình?

 

Cô Barbara:

Tôi cho là nên bắt đầu bằng từng bước nhỏ một. Hãy chọn một hoạt động trong ngày và tự hỏi làm thế nào để tạo ra một nhịp điệu tốt cho hoạt động đặc biệt này. Khi bạn cảm thấy nhịp điệu của hoạt động đó đã thấm nhuần vào con người mình, bạn hãy chọn một hoạt động khác.

Phụ huynh:

Cô có thể cho chúng tôi ví dụ về hoạt động đặc biệt này không?

Cô Barbara:

Ví dụ việc rửa chén nhé? Đó là việc mà tất cả chúng ta đều làm. Cố tạo ra một thói quen cho việc này. Cách bạn dọn chén bát khỏi bàn như thế nào? Hãy thích thú trong việc đang làm. Con bạn cũng sẽ tiếp nhận được thái độ này. Thái độ của bạn rất quan trọng. Bạn đang vội rửa chén cho xong hay bạn đang chú tâm rửa từng chiếc đĩa?

Phụ huynh:

Nhà tôi thì hoàn toàn lộn xộn. Hầu hết mọi tối bọn trẻ và tôi ăn cơm với nhau một mình, chồng tôi không có nhà. Ăn xong, chúng tôi bỏ chén đĩa lại không rửa. Sau đó đến giờ đi ngủ. Tôi cho bọn trẻ đi ngủ quá trễ rồi tôi cũng đi ngủ luôn, không rửa chén đĩa. Khi nhà cửa lộn xộn như vậy, ngày hôm sau bọn trẻ không yên ổn chút nào. Bọn trẻ không còn biết cách chơi với nhau nữa.

Cô Barbara:

Đổi giờ ăn tối cho sớm hơn sẽ có thể giải quyết được vấn đề này. Các con sẽ có thêm giờ chơi trong khi bạn dọn dẹp. Và con sẽ có thời gian tiêu hóa thức ăn, tốt hơn cho sức khỏe trước khi đi ngủ.

Phụ huynh:

Tôi thường tự hỏi có phải mình khó tính quá không, bởi vì bao giờ tôi cũng muốn giường chiếu phải gọn gàng, chén đĩa rửa sạch sẽ. Có phải tôi không đủ thư giãn không? Tuy nhiên, những điều cô nói hôm nay đã giúp tôi nhận ra rằng muốn dọn nhà trật tự là một việc thông thường. Tôi chỉ còn cần điều chỉnh nhịp điệu đời sống để đáp ứng nhu cầu của các con thôi.

Phụ huynh:

Tôi hiểu ý bạn về việc phải giải quyết công việc của mình và đồng thời để ý đến nhịp điệu của bọn trẻ. Thật là khó!

Cô Barbara:

Cái gì cũng giống như trò chơi tung hứng, phải không? Trong trường hợp này ta cần tìm ra điểm cân bằng giữa sự cứng nhắc và buông tuồng.”

 

Sách sẽ được xuất bản trong tháng 5, 2021. Bạn đọc ơi, hãy chờ đợi nhé!

 

thanh cherry

Thanh Cherry

Chủ tịch SWAVN

Thạc sĩ Giáo dục Mầm non tại Đại học Western Sydney, Úc

Hơn 40 năm kinh nghiệm trong giáo dục mầm non Steiner – Waldorf.

Từng làm Tổng  điều phối cho Chương trình Đào tạo và Cố vấn chuyên môn Giáo viên Mầm non tại Trung Quốc (WECC), và hiện đang là Cố vấn tổng quát cho WECC

Cố vấn tổng quát cho các khóa đào tạo và cố vấn chuyên môn Giáo viên tại Việt Nam từ năm 2012 đến nay.